Từ 1-2-2021, lao động nữ không có nhu cầu nghỉ ngày "đèn đỏ" và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương hiện hưởng, còn được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm.
Lao động nữ đi làm ngày "đèn đỏ" ngoài tiền lương hiện hưởng, còn được hưởng tiền lương theo công việc đã làm
Đó là nội dung nổi bật trong Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, vừa được Chính phủ ban hành.
Cụ thể, việc nghỉ trong thời gian hành kinh của lao động nữ như sau:
+ Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Số ngày nghỉ này do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận nhưng tối thiểu 3 ngày/tháng, thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với người sử dụng lao động.
+ Trường hợp lao động nữ có yêu cầu nghỉ linh hoạt hơn thì hai bên thỏa thuận để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;
+ Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương hiện hưởng, còn được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.
Nghị định cũng nêu người sử dụng lao động được khuyến khích tạo điều kiện cho lao động nữ mang thai được nghỉ đi khám nhiều hơn quy định tại Điều 32 của Luật bảo hiểm xã hội. Đó là trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai.
Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ này vẫn được hưởng đủ tiền lương. Trường hợp lao động nữ có nhu cầu nghỉ linh hoạt hơn thì người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.
Ngoài ra, nghị định khuyến khích người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động. Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng từ 1.000 người lao động nữ trở lên thì phải lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc.
Nghị định cũng khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ nuôi con từ 12 tháng tuổi trở lên vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc. Thời gian nghỉ để vắt, trữ sữa mẹ do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động.
Tin liên quan
Điểm mới của Nghị định 01/2021 so với Nghị định 78 về đăng ký doanh nghiệp
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, thay thế cho Nghị định 78/2015/NĐ-CP (đã sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 108/2018/NĐ-CP). Dưới đây là tổng hợp của chúng tôi về những điểm mới của Nghị định này so với các Nghị định cũ.
Đại lý thuế bắt đầu được làm dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ
Từ tháng 7/2020 này, đại lý thuế được làm dịch vụ kế toán thuế cho các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của Luật quản lý thuế số 38 vừa có hiệu lực.
Mời gọi hợp tác phát triển hệ thống đại lý triển khai giải pháp hóa đơn điện tử eHoaDon Online
eHoaDon Online cùng với đội ngũ Đại lý và Cộng tác viên đã thực hiện và làm tốt vai trò cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử đến hàng chục nghìn khách hàng trên khắp mọi miền.
Khóa bảo mật dành cho hệ thống
Thiết bị lưu khóa bảo mật được chia thành 2 loại: loại dành cho cá nhân là Smartcard hoặc eToken, và loại dành cho hệ thống gọi là HSM (Hardware Security Module).