Kiểm kê hàng tồn kho định kì là việc cần làm đối với mọi cửa hàng bán lẻ. Nhưng kiểm kê hàng tồn kho là gì? Vì sao phải kiểm kê hàng tồn kho? Kiểm kê hàng tồn kho như thế nào?
Quy trình kiểm kê hàng tồn kho
Kiểm kê hàng tồn kho là gì?
Kiểm kê hàng tồn kho là quá trình kiểm tra, so sánh và điều chỉnh sự chênh lệch giữa số lượng hàng hóa thực tế và số lượng được lưu trong sổ sách.
Vì sao phải kiểm kê hàng tồn kho?
Trong quá trình kinh doanh, bán hàng, khó có thể tránh khỏi việc nhầm lẫn hoặc thất thoát hàng hóa do nhiều lý do khác nhau (hỏng, trộm cắp, bán nhầm…). Vì vậy, chủ cửa hàng cần phải kiểm kê hàng hóa định kì. Mục đích là để điều chỉnh số lượng trong sổ sách cho khớp với thực tế, tìm ra nguyên nhân chênh lệch và đưa ra biện pháp giải quyết.
Các hình thức kiểm kê hàng tồn kho
Thông thường ta có 3 hình thức kiểm kê chính:
Kiểm kê khi phát hiện chênh lệch:
Chủ hoặc nhân viên cửa hàng điều chỉnh sổ sách ngay khi phát hiện sai sót, chênh lệch.
Kiểm kê theo nhóm hàng:
Kiểm kê một hoặc vài nhóm hàng trong cửa hàng. Cách này tốn ít thời gian nên ta có thể thực hiện thường xuyên (hàng ngày/ hàng tuần). Việc kiểm kê định kỳ này sẽ giúp dữ liệu về tồn kho của bạn luôn luôn sát với thực tế nhất.
Kiểm kê toàn bộ cửa hàng:
Kiểm kê toàn bộ mặt hàng trong cửa hàng. Cách này tốn rất nhiều thời gian, đối với cửa hàng lớn có thể mất đến vài ngày để hoàn thành. Chủ cửa hàng nên lên kế hoạch kiểm kê hàng quý hoặc hàng năm. Khi kiểm kê cần phải đóng toàn bộ cửa hàng. Mục đích là để tránh phát sinh tăng/giảm do bán hàng gây nhầm lẫn cho quá trình kiểm kê. Nên xem xét, lên kế hoạch kiểm kê vào ngày nghĩ hoặc mùa ít khách để tránh việc mất doanh thu.
Quy trình kiểm kê hàng tồn kho
Quy trình kiểm kê hàng tồn kho bao gồm các bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Xuất dữ liệu sổ sách
Xuất toàn bộ dữ liệu tồn kho trong sổ sách hoặc phần mềm bán hàng, phần mềm quản lý kho. Lập một danh sách bao gồm tên hàng hóa và số lượng theo sổ sách.
Bước 2: Kiểm tra chênh lệch
Đếm lại từng mặt hàng trong kho, so sánh số lượng tồn kho thực tế với tồn kho sổ sách, liệt kê số lượng chênh lệch của mỗi mặt hàng vào danh sách ở bước 1.
Bước 3: Điều chỉnh
Điều chỉnh lại số lượng trên sổ sách hoặc phần mềm bán hàng cho khớp với số lượng tồn kho thực tế.
Bước 4: Tìm nguyên nhân
Ngoài mục đích kiểm soát số lượng hàng tồn, chúng ta kiểm kê hàng tồn kho để kiểm tra những tổn thất (nếu có) trong cửa hàng đồng thời tìm ra nguyên nhân và phương án giải quyết cho tương lai.
Những điều cần lưu ý
Khi kiểm kê hàng tồn kho cần lưu ý những vấn đề quan trọng sau:
+ Chọn thời gian kiểm kê tổng thể vào mùa ít khách.
+ Tránh đếm nhầm hàng hóa.
+ Kiểm tra từng sản phẩm và ghi lại số liệu rõ ràng.
+ Đảm bảo dữ liệu trong sổ sách hoặc phần mềm bán hàng đã được cập nhật trước khi kiểm kê.
+ Cố gắng tìm ra những thất thoát bất thường.
+ Tìm giải pháp cho thất thoát.
+ Luôn nắm được lượng hàng tồn kho trong cửa hàng.
Phần mềm Kế toán và quản lý kho Bee Accounting là một trong những phần mềm giúp quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả, đồng bộ với dữ liệu bán hàng theo thời gian thực, hạn chế thất thoát trong cửa hàng.
Nội dung liên quan
Kiểm kê phát hiện thừa, thiếu hàng hóa, NVL, CCDC, thành phẩm thì kế toán xử lý như thế nào?
Khi kiểm kê phát hiện thừa, thiếu hàng hóa, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu, thành phẩm thì xử lý thế nào, đó là băn khoăn của nhiều kế toán hiện nay.
Những điều Kế toán cần biết về mua hàng không có hóa đơn GTGT và cách xử lý theo thông tư mới nhất
Mua hàng không có hóa đơn GTGT có thực sự nguy hiểm trong tất cả trường hợp? Cách xử lý như thế nào để cơ quan Thuế chấp nhận? Bài viết này tóm lược những vấn đề cơ bản và cách giải quyết hiệu quả trong tình huống này
eHoaDon Online: Thành phần không thể thiếu trong giải pháp chuyển đổi số, gia tăng hiệu quả kinh doanh.
Việc quản lý bán hàng, hàng tồn kho, theo dõi quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh, nghĩa vụ nộp thuế,...Tất cả đều trở nên vô cùng dễ dàng khi đã có eHoaDon Online cùng hệ sinh thái thương mại điện tử BizStore
Cách xử lý chi phí vận chuyển, bốc dỡ không có hóa đơn GTGT
Để chi phí vận chuyển, bốc dỡ không có hóa đơn GTGT được chấp nhận là chi phí hợp lý của doanh nghiệp, các bạn có thể làm theo hướng dẫn sau của các kế toán trưởng tại trung tâm hỗ trợ nghiệp vụ kế toán Bee Accounting phối hợp cùng eHoaDon Online.