KHI NÀO PHẢI LẬP PHỤ LỤC GIAO DỊCH LIÊN KẾT và NHỮNG CÂU HỎI LIÊN QUAN TRONG NGHỊ ĐỊNH 132/2020/NĐ-CP

Câu hỏi 1:

Trong năm đơn vị phát sinh chi phí lãi vay tại ngân hàng thương mại, khoản vay lớn hơn 25% vốn chủ. Đồng thời đơn vị có phát sinh giao dịch mượn tiền của chủ doanh nghiệp đồng thời là người đại diện pháp luật lớn hơn 10% vốn chủ sở hữu.  Xin hỏi 2 giao dịch trên của đơn vị có bị khống chế lãi vay theo NĐ 132 không? Căn cứ pháp lí cụ thể tại mục nào, điều nào của nghị định? 

Trả lời câu 1:

Tại điểm d và điểm l khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định:

“ d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;

l) Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này. “

Căn cứ quy định nêu trên trường hợp Công ty có vay vốn ngân hàng với khoản vốn vay lớn hơn 25% vốn góp của chủ sở hữu của Công ty và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của Công ty thì giữa Công ty và Ngân hàng được xác định là có quan hệ liên kết. Khi đó các giao dịch phát sinh giữa doanh nghiệp và ngân hàng được xác định là giao dịch liên kết.

Trường hợp Công ty mượn tiền của chủ doanh nghiệp đồng là người đại diện pháp luật điều hành, kiểm soát doanh nghiệp với số tiền lớn hơn 10% vốn chủ sở hữu được xác định là có quan hệ liên kết. Khi đó giao dịch vay mượn tiền giữa Công ty với chủ doanh nghiệp là giao dịch liên kết.

Câu hỏi 2:

1.Thuê nhà của giám đốc làm văn phòng có là giao dịch liên kết không?

2.Hiện tại hóa đơn đầu vào, đầu ra, sổ kế toán có thể lưu theo hình thức điện tử, không cần in ra, vậy có phải in phiếu nhập- xuất hàng không hay chỉ cần lưu file theo hình thức điện tử? 

Trả lời câu 2:

1. Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP giao dịch thuê nhà của giám đốc làm văn phòng không phải là giao dịch liên kết.

2. Sổ sách kế toán Công ty thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ.

Câu hỏi 3:

Công ty 100% vốn trong nước, tất cả các giao dịch cũng đều trong nước. Năm 2020 Công ty đầu tư sửa chữa lớn văn phòng có mượn tiền của chủ tịch 2 tỷ đồng không lãi suất, trong năm đã trả 1,5 tỷ đồng, vậy khoản này có thuộc giao dịch liên kết không?

Khi quyết toán thì có phải nộp phụ lục kèm quyết toán thuế TNDN không?

Trả lời câu 3:

Căn cứ theo Nghị định số 132/2020/NĐ-CP, thì trường hợp chủ tịch Công ty thực hiện điều hành, kiểm soát DN nếu DN vay mượn của Chủ tịch Công ty ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu được xác định là có quan hệ liên kết và giao dịch vay mượn tiền giữa Công ty với Chủ tịch Công ty là giao dịch liên kết.

Khi quyết toán thuế TNDN thực hiện kê khai thông tin giao dịch liên kết theo quy định của Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.

Câu hỏi 4: 

Trong năm 2020, Công ty chúng tôi có vay vốn của ngân hàng thương mại để phục vụ hoạt động kinh doanh với tỉ lệ trên 25% vốn chủ sở hữu.

Vậy trường hợp này có phải là giao dịch liên kết không? Tỉ lệ 25% theo Nghị định số 132/2020/NĐ-CP là tính trên số dư nợ vay hay trên từng món vay?

Trả lời câu 4:

- Về việc xác định giao dịch liên kết: Tại điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định:

“d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay.”

Trường hợp Công ty vay của ngân hàng thương mại với tỷ lệ trên 25% vốn chủ sở hữu và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn được xác định là các bên có quan hệ liên kết.

Khi đó giao dịch phát sinh giữa 02 bên là giao dịch liên kết.
- Về việc xác định tỷ lệ 25% trên vốn chủ sở hữu được tính trên tổng số dư nợ vay.

Câu hỏi 5: Hỏi về miễn nghĩa vụ kê khai, miễn trừ việc nộp hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết

Đơn vị tôi đang công tác năm 2020 có phát sinh giao dịch liên kết. Trong năm doanh thu thực hiện là: 120 tỷ đồng; Giá trị giao dịch liên kết là: 1.7 tỷ đồng.

Như vây đơn vị tôi có được miễn nghĩa vụ kê khai, miễn trừ việc nộp hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết không? 

Trả lời câu 5:

Theo quy định điểm a khoản 2 Điều 19:

Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết khi đáp ứng cả 2 điều kiện:
     (1) Tổng doanh thu phát sinh của kỳ tính thuế dưới 50 tỷ đồng và
     (2) Tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế dưới 30 tỷ đồng được miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết.

Trong năm doanh thu thực hiện của Công ty là 120 tỷ đồng; Giá trị giao dịch liên kết là 1.7 tỷ đồng thì Công ty không thuộc đối tượng được miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết. Công ty phải lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết.

Câu hỏi 6: Hỏi về trao đổi thông tin tự động

Theo khoản 5, Điều 18, Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ nộp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia, Công ty chúng tôi có Công ty mẹ tối cao tại Canada, chúng tôi không rõ giữa Canada và Việt Nam đã có Thỏa thuận cơ chế trao đổi thông tin tự động hay chưa.

Vậy chúng tôi có phải nộp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia cho Cơ quan quản lý thuế không và thời hạn nộp báo cáo là thời điểm nào? 

Trả lời câu 6:

Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình trao đổi để ký kết thỏa thuận trao đổi thông tin tự động về báo cáo lợi nhuận liên quốc gia với các nước. Tới thời điểm hiện tại Việt Nam và Canada chưa ký thỏa thuận trao đổi thông tin tự động về báo cáo lợi nhuận liên quốc gia.

Do đó, về nghĩa vụ liên quan đến báo cáo lợi nhuận liên quốc gia, Công ty thực hiện theo quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 5 Điều 18 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP.
Thời hạn nộp cho Cơ quan thuế chậm nhất là 12 tháng sau ngày kết thúc năm tài chính của Công ty mẹ tối cao.  

Câu hỏi 7:

Xin hỏi các nghiệp vụ sau có phải là giao dịch liên kết không?:

Doanh nghiệp mượn tiền không lãi suất của Giám đốc công ty

- Doanh nghiệp thuê nhà cuả Giám đốc làm văn phòng. 

Trả lời câu 7:

Theo quy định tại NĐ số 132/2020/NĐ-CP thì:

- Trường hợp giám đốc điều hành, kiểm soát DN, nếu DN vay mượn của giám đốc Công ty có ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu được xác định là có quan hệ liên kết và giao dịch vay tiền là giao dịch liên kết.

- Giao dịch thuê nhà của giám đốc làm văn phòng không phải là giao dịch liên kết.

Chúc các bạn thành công

Nội dung liên quan

Chi phí lãi vay với doanh nghiệp có giao dịch liên kết
Chi phí lãi vay với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết thì tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế.

Giải pháp ký số từ xa ưu việt eHoaDon Online Remote Signing
Giải pháp ký số từ xa ưu việt eHoaDon Online Remote Signing

eHoaDon Online là đơn vị đầu tiên cung cấp giải pháp eHoaDon Online Remote Signing. Giải pháp giúp ký số từ xa các hóa đơn điện tử mà không cần phải dùng USB token vật lý đã và đang được hàng vạn doanh chủ sử dụng.

Hóa đơn điện tử hộ kinh doanh
Hóa đơn điện tử hộ kinh doanh

Hóa đơn điện tử hộ kinh doanh: Những thông tin cần biết và cách triển khai nhanh gọn hiệu quả.

eHoaDon Online: Thành phần không thể thiếu trong giải pháp chuyển đổi số, gia tăng hiệu quả kinh doanh.
eHoaDon Online: Thành phần không thể thiếu trong giải pháp chuyển đổi số, gia tăng hiệu quả kinh doanh.

Việc quản lý bán hàng, hàng tồn kho, theo dõi quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh, nghĩa vụ nộp thuế,...Tất cả đều trở nên vô cùng dễ dàng khi đã có eHoaDon Online cùng hệ sinh thái thương mại điện tử BizStore

Tùy chọn ký số: Cấu hình để ký số từ xa với eHoaDon Online Remote Signing
Tùy chọn ký số: Cấu hình để ký số từ xa với eHoaDon Online Remote Signing

Ký số từ xa là một trong những tiện ích vô cùng giá trị được eHoaDon Online mang đến nhằm giúp quý doanh nghiêp có thể dễ dàng ký số từ bất kỳ thiết bị nào và từ bất kỳ nơi đâu.

Chữ ký số hộ kinh doanh cá thể
Chữ ký số hộ kinh doanh cá thể

Chữ ký số là gì và Hộ kinh doanh có được dùng chữ ký số không? Hộ kinh doanh dùng chữ ký số vào việc gì? Hãy đọc ngay bài viết sau đây.

0918 501 776