Theo quy định, một cá nhân, tổ chức muốn được xem như thương nhân để tiến hành các hoạt động kinh doanh phải tiến hành đăng ký kinh doanh tại Ủy ban nhân dân nơi đặt trụ sở. Tuy nhiên có phải mọi chủ thể đều phải tiến hành thủ tục này? Người bán hàng qua mạng có cần đăng ký không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm bắt được một số thông tin khi bước vào hoạt động kinh doanh của mình.
Những ngành nghề không phải đăng ký kinh doanh
Tại sao phải đăng ký kinh doanh?
Khi kinh doanh, buôn bán bất cứ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ gì đi chăng nữa, thì bạn cần tiến hành đăng ký kinh doanh. Bởi việc đăng ký kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình kinh doanh của bạn như:
+ Tuân thủ quy định của pháp luật, tránh bị xử phạt
+ Lấy được lòng tin của các nhà đầu tư
+ Lấy được lòng tin của khách hàng
Khi nào không cần phải đăng ký kinh doanh
Tại khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CPP có quy định ngoại lệ không cần đăng ký kinh doanh đối với những cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ, không thường xuyên, không có địa điểm kinh doanh cố định. Cụ thể:
– Đối với cá nhân
Cá nhân không phải thực hiện đăng ký khi tiến hành những hoạt động sau:
+ Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
+ Buôn bán vặt: hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
+ Bán quà vặt: hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
+ Buôn chuyến: là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
+ Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
+ Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
– Đối với tổ chức:
Căn cứ quy định pháp luật, “Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương”.
Như vậy cần dựa theo hoạt động kinh doanh có thuộc những ngành nghề kinh doanh có điều kiện không và mức thu nhập cụ thể như thế nào để xác định một tổ chức có cần phải thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh hay không.
Chú ý: Nếu kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện vẫn phải đăng ký kinh doanh.
Điều kiện kinh doanh khi không phải đăng ký kinh doanh
Trường hợp tổ chức, cá nhân thuộc các trường hợp trên tuy không phải tiến hành hoạt động đăng ký kinh doanh nhưng vẫn phải đảm bảo các điều kiện khác theo quy định của pháp luật như: an ninh trật tự, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường hoặc tuân thủ quy hoạch của từng địa phương, đảm bảo trật tự đô thị khi tiến hành hoạt động kinh doanh tại địa điểm nào đó.
Ví dụ: Các địa điểm cấm bán hàng rong trên các địa phương…
Ngoài ra, các chủ thể hoạt động thương mại này cũng phải tuân thủ pháp luật về thuế, giá, phí và lệ phí liên quan đến hàng hóa, dịch vụ kinh doanh.
Kinh doanh online có cần phải đăng ký kinh doanh không
Cũng theo những quy định trên, cá nhân kinh doanh online thuộc trường hợp “Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác” nên không cần phải đăng ký kinh doanh nhưng trong quá trình bán hàng online bạn vẫn cần tuân thủ các yêu cầu về thông tin, chất lượng hàng hóa/dịch vụ; thực hiện nghĩa vụ thuế; tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ; đảm bảo tính chân thực, minh bạch theo điều 37 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định.
VD: Đối với nghĩa vụ đóng thuế: Các cá nhân kinh doanh cần đóng 2 loại thuế là thuế môn bài và thuế khoán (gồm thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng) nếu thu nhập phát sinh mỗi năm trên 100 triệu đồng:
+ Đối với thuế TNDN = Doanh thu tính thuế TNDN x Tỷ lệ thuế TNDN
+ Đối với thuế GTGT = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
+ Đối với thuế môn bài khoán theo định mức: từ 300 nghìn – 1 triệu đồng/năm tùy theo mức doanh thu
Nội dung liên quan
Hóa đơn điện tử hộ kinh doanh
Hóa đơn điện tử hộ kinh doanh: Những thông tin cần biết và cách triển khai nhanh gọn hiệu quả.
Chữ ký số hộ kinh doanh cá thể
Chữ ký số là gì và Hộ kinh doanh có được dùng chữ ký số không? Hộ kinh doanh dùng chữ ký số vào việc gì? Hãy đọc ngay bài viết sau đây.
eHoaDon Online: Thành phần không thể thiếu trong giải pháp chuyển đổi số, gia tăng hiệu quả kinh doanh.
Việc quản lý bán hàng, hàng tồn kho, theo dõi quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh, nghĩa vụ nộp thuế,...Tất cả đều trở nên vô cùng dễ dàng khi đã có eHoaDon Online cùng hệ sinh thái thương mại điện tử BizStore
Giải pháp ký số từ xa ưu việt eHoaDon Online Remote Signing
eHoaDon Online là đơn vị đầu tiên cung cấp giải pháp eHoaDon Online Remote Signing. Giải pháp giúp ký số từ xa các hóa đơn điện tử mà không cần phải dùng USB token vật lý đã và đang được hàng vạn doanh chủ sử dụng.