Theo 68/2019/TT-BTC, hóa đơn điện tử đã và đang áp dụng theo thông tư 32 đang cần cập nhật những điểm nào đã lỗi thời để tránh sai sót?
Một số quy định về hệ thống hóa đơn điện tử cũ sẽ mất hiệu lực vào ngày 14/11/2019
Dựa vào những điểm mới trong Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử vừa được Bộ Tài Chính ban hành, một số quy định về hệ thống hóa đơn điện tử cũ sẽ được sửa đổi. Đây là vấn đề nóng hổi mà hầu hết các doanh nghiệp đều quan tâm. Vậy so với nghị định mới, hóa đơn của bạn đang mắc phải những lỗi gì?
Nếu chưa biết về Hóa đơn điện tử, mời bạn tham khảo các bài viết sau từ eHoaDon Online:
Tại sao bạn cần cập nhật những yêu cầu mới trong Thông tư 68/2019/TT-BTC?
Cập nhật những yêu cầu mới để sử dụng hóa đơn điện tử thuận lợi hơn
Hóa đơn điện tử là phương án hoàn hảo để khắc phục nhược điểm hóa đơn giấy. Tuy nhiên, cần lưu ý các mẫu hóa đơn cũ điện tử cũ. Hóa đơn điện tử cũ sẽ mắc những lỗi sai bởi Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 68/2019/TT-BTC mới với nhiều thay đổi. Vì vậy, hãy cập nhật ngay để:
- Sử dụng hóa đơn điện tử đúng pháp luật, thuận lợi hơn cho cả doanh nghiệp và khách hàng.
- Cập nhật chính sách đổi mới giúp bạn xuất hóa đơn nhanh và dễ dàng hơn
- Xác thực thông tin của giao dịch một cách rõ ràng và chính xác hơn.
Theo đó, từ ngày 14/11/2019 đến ngày 31/10/2020, các văn bản trước về hóa đơn điện tử của Bộ Tài chính vẫn còn hiệu lực. Từ 01/11/2020, doanh nghiệp phải đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử mới theo Thông tư 68/2019/TT-BTC.
Những điểm CẦN LƯU Ý để HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ CŨ cần thay đổi CHO ĐÚNG theo quy định của Thông tư 68/2019/TT-BTC
1. Hồ sơ đăng ký và thời gian phát hành
Thời gian phát hành hóa đơn điện tử sẽ được rút gọn chỉ còn 1 ngày
Với quy định cũ, doanh nghiệp phải nộp Hồ sơ đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử gồm:
- Mẫu hóa đơn
- Quyết định áp dụng hóa đơn điện tử
- Thông báo phát hành hóa đơn điện tử
Thời gian doanh nghiệp có thể phát hành hóa đơn là sau 2 ngày. Bắt đầu tính kể từ ngày nộp hồ sơ (nếu cơ quan thuế không có ý kiến).
Tuy nhiên, đối với quy định mới, doanh nghiệp chỉ cần nộp Tờ khai Đăng ký/Thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử theo mẫu số 01 ban hành theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP để đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử. Thời gian phát hành cũng rút gọn lại chỉ còn 1 ngày.
2. Mẫu số và ký hiệu hóa đơn
Theo quy định mới, có rất nhiều điểm sai khác trong mẫu số và ký hiệu hóa đơn điện tử. Cụ thể như:
- Không sử dụng mẫu số 11 ký tự trong hóa đơn.
- Số ký tự có trong ký hiệu mẫu hóa đơn tăng từ 6 lên 7 ký tự. Trong đó, vai trò và vị trí của các ký tự cũng bị thay đổi hoàn toàn.
- Loại bỏ ký tự ngăn cách là ký tự 3 với dấu “/”.
- Các ký tự dùng để phân biệt hóa đơn, thể hiện năm tạo hóa đơn, hình thức hóa đơn bị thay đổi về cả vị trí lẫn nội dung, hình thức.
3. Đánh số hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử từ ngày 01/11/2020 sẽ được đánh số với tối đa là 8 chữ số chứ không phải là 7 như hệ thống cũ nữa.
4. Xử lý sai sót
Trong quá trình lập hóa đơn điện tử, các quy định về xử lý sai sót xảy ra cũng có một số điều chỉnh cơ bản.
- Theo quy định cũ, nếu có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác thì người bán phải lập lại một hóa đơn điện tử mới và gửi cho người mua. Tuy nhiên sau khi Thông tư 68/2019/TT-BTC có hiệu lực. Bạn không phải làm lại bước này nữa mà chỉ cần thông báo những thay đổi với khách hàng.
- Thứ hai, bất kỳ quy trình xử lý sai sót nào dẫn đến quyết định Hủy hóa đơn điện tử thì người bán đều phải gửi Thông báo hủy hóa đơn điện tử (để giải trình về thông tin sai sót) tới cơ quan thuế theo Mẫu số 04 ban hành của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP (áp dụng với trường hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế).
- Ngoài ra, trong với trường hợp thay đổi hay điều chỉnh thông tin đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử thì thay vì lập Tờ khai Đăng ký/Thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử theo mẫu số 01 ban hành theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP như trong quy định cũ, người bán phải thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn theo mẫu TB04/AC ban hành được quy định trong thông tư 39/2014/TT-BTC. Sau đó, doanh nghiệp phải chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế.
5. Chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế
Doanh nghiệp có quyền chọn hình thức chuyển dữ liệu thay vì một hình thức cố định cho hệ thống hóa đơn điện tử cũ
Theo quy định cũ, doanh nghiệp phải gửi Báo cáo về việc truyền hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế định kỳ 6 tháng. Tuy nhiên, quy định này đã trở nên lỗi thời và kém đa dạng. Quy định mới có hai phương thức để truyền dữ liệu đến cơ quan thuế.
Trong đó, hình thức gửi báo cáo vẫn được giữ lại. Tuy nhiên sẽ có sửa đổi bổ sung theo hình thức chuyển đầy đủ và toàn bộ dữ liệu cho cơ quan thuế.
Doanh nghiệp cần lưu ý rằng, những mẫu hóa đơn cũ sẽ hết hiệu lực sau ngày 14/11/2019 vì sai mẫu, thông tin từ Nghị định 119/2018/NĐ-CP cũng không còn giá trị. Thay vào đó, những thay đổi và quy định mới về hệ thống hóa đơn điện từ sẽ bắt đầu được áp dụng và có hiệu lực từ ngày 1/11/2020.
Trên đây là các thay đổi cơ bản theo Thông tư 68/2019/TT-BTC mà bạn nên cập nhật cho hệ thống hóa đơn điện tử cũ của mình. Hy vọng qua bài viết này từ eHoaDon Online, doanh nghiệp đã biết và nhận thức được tầm quan trọng của việc cập nhật những thay đổi mới trong Thông tư 68/2019/TT-BTC, từ đó áp dụng chúng một cách chính xác.
Chúc các bạn thành công!