Trong không khí du xuân náo nức của những ngày năm 2022, bộ phận kế toán doanh nghiệp đang loay hoay với câu hỏi “ 8% hay 10%?”. Mức giảm thuế suất GTGT từ 10% xuống còn 8% nhưng không áp dụng cho tất cả các mặt hàng khiến doanh nghiệp gặp không ít lúng túng trong những ngày đầu áp dụng.
Không phải mặt hàng nào đang áp dụng thuế VAT 10% cũng được giảm về 8%
Ngày 28/01/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc Hội, theo đó hướng dẫn giảm thuế Giá trị gia tăng (sau đây gọi tắt là VAT) từ 10% xuống 8% từ ngày 01/02/2022.
Tuy nhiên không phải tất cả các mặt hàng đang chịu thuế VAT 10% đều được đồng loạt giảm mà có nhiều mặt hàng vẫn giữ nguyên mức thuế suất 10%, được quy định chi tiết trong Phụ lục 1 và Phụ lục 2 đi kèm Nghị định 15/2022/NĐ-CP.
Các nhóm hàng không được giảm thuế VAT lần này có thể kể đến: Nhóm sản phẩm công nghệ thông tin (máy vi tính, máy pos, màn hình, máy chiếu, thẻ thông minh, máy quay, điện thoại di động phổ thông và thông minh…) Nhóm sản phẩm điện tử nghe nhìn, nhóm sản phẩm thiết bị điện tử gia dụng (máy giặt, lò vi sóng, máy hút bụi, điều hoà,…) Dịch vụ (ngân hàng, bảo hiểm, tài chính, viễn thông, bất động sản…) Sản phẩm khai khoáng (than non, dầu thô, khí tự nhiên dạng hoá lỏng, quặng kim loại, đá, cát sỏi, đất sét, đá quý, kim cương, kim loại quý..), Kim loại (nhôm, đồng, sắt,…) một số mặt hàng sản xuất từ kim loại và dịch vụ sản xuất kim loại,…
Ngoài ra, điều 4, Nghị định 15 cũng quy định, cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cơ sở kinh doanh không lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng thì không được giảm thuế giá trị gia tăng. Điều này vô hình trung đem lại cho bộ phận kế toán các doanh nghiệp một khối lượng công việc không nhỏ đầu năm.
Từ ngày 01/02/2022, thuế VAT của nhiều mặt hàng được giảm từ 10% xuống còn 8%
Kế toán lúng túng những ngày đầu áp dụng
Ngày đi làm đầu năm 2022 của dân kế toán trở nên đặc biệt nhộn nhịp với câu hỏi 8% hay 10%, bởi nếu không cẩn thận áp dụng sai mức thuế suất, công ty có thể bị khách hàng thắc mắc, khiếu kiện hoặc bị cơ quan thuế phạt.
Dạo quanh một vòng các group thuế và kế toán, thay vì chúc tụng đầu xuân như mọi năm, những câu hỏi liên quan đến việc áp dụng thuế suất mới trở nên phổ biến. "Bên em bán camera mà trong phụ lục ghi là camera truyền hình thì em phải làm sao?", " Gia công cơ khí và tráng phủ kim loại thì xuất 8% hay 10% hả các bác ?" " Hàng hoá nằm trong diện vẫn chịu thuế VAT 10% nhưng dịch vụ vận chuyển đi kèm được giảm thuế 8% thì xuất hoá đơn như thế nào?"
Trên thực tế, việc bóc tách trong cùng một ngành nghề kinh doanh các mặt hàng chịu thuế 10% và 8% không hề đơn giản, ngay cả với các kế toán đã có kinh nghiệm.
Trong lúc chờ cơ quan Thuế có hướng dẫn chi tiết hơn trong những trường hợp cụ thể thì có ý kiến cho rằng "thà đánh nhầm còn hơn bỏ sót", tức là với những trường hợp không rõ ràng sẽ áp dụng mức thuế suất 10%, sau đó khi có hướng dẫn, nếu cần thiết sẽ xuất hoá đơn điều chỉnh.
Theo tinnhanh247.net
Tin liên quan
Từ hôm nay mùng 1 Tết, chính thức giảm thuế VAT còn 8%
Thuế giá trị gia tăng giảm còn 8% được áp dụng đến hết năm 2022 cho một số nhóm hàng hóa, dịch vụ.
Những điểm cần lưu ý khi triển khai hóa đơn điện tử đối với hộ, cá nhân kinh doanh
Theo hướng dẫn của Thông tư 78/2021/TT-BTC, hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai phải áp dụng hóa đơn điện tử.
Hóa đơn điện tử với hộ, cá nhân kinh doanh được triển khai như thế nào?
Việc triển khai hóa đơn điện tử (HĐĐT) sẽ được thực hiện từ trung tuần tháng 11-2021 tại 6 tỉnh, thành phố, nhưng việc triển khai HĐĐT đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai sẽ được thực hiện từ ngày 1-1-2022.
Triển khai hóa đơn điện tử cho hộ, cá nhân kinh doanh đến ngày 31/3
Tính đến nay đã có trên 70% doanh nghiệp tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Thọ và Bình Định áp dụng hóa đơn điện tử. Đây là tiền đề để triển khai hóa đơn điện tử đối với hộ, cá nhân kinh doanh.